Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Cách chăm sóc, ngừa sẹo khi da bị trầy xước

Xử lý đúng cách, chăm sóc kỹ trong quá trình hồi phục, dùng sản phẩm chống sẹo giúp vết thương nhanh lành, tránh để lại sẹo.

Các vết trầy xước trên da dù nhỏ hay lớn đều dễ bị nhiễm trùng nếu như không được xử lý đúng cách. Do đó, khi gặp vết trầy xước trên da, bạn cần phải xử lý ngay để hạn chế những tổn hại khiến da lâu lành.

Các bước xử lý nhanh

Đầu tiên, bạn cần sử dụng nước muối hoặc nước ấm sạch để có thể rửa sạch vết trầy xước rồi thấm khô bằng bông gạc. Nếu vết trầy xước có dính mảnh vụn, vỡ, bạn nên loại bỏ dị vật bằng nhíp đã được tiệt trùng. Chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên lấy những mảnh vụn không quá sâu trên da, không tự ý đào sâu vết thương để lấy mảnh vụn, mảnh vỡ khiến vùng da tổn thương nặng hơn

Sau khi vệ sinh vết thương, tùy vào mức độ tổn thương mà bạn cần có những cách xử lý khác nhau. Với những vết trầy xước nhỏ, nên để thoáng để mau khô chóng lành hơn. Những vết trầy xước cỡ vừa, bạn nên băng lỏng vết thương bằng bông gạc y tế. Với vết trầy xước lớn, ngoài việc băng vết thương, bạn nên sử dụng thuốc chống viêm, nhiễm trùng theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

Mẹo xử lý vết thương trầy xước

Tùy vào tình trạng vết thương mà bạn cần có cách xử lý phù hợp.

Chăm sóc trong quá trình hồi phục

Để vết thương có thể hồi phục nhanh và không để lại sẹo, việc chăm sóc vùng da bị trầy xước sau đó khá quan trọng.

Giữ cho vết trầy xước sạch sẽ

Bạn cần thay băng cho vết thương hàng ngày để vết thương khô thoáng, hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, vết thương cần được rửa bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch, lau khô với khăn sạch và có thể chấm cồn sát trùng nếu cần.

Chế độ ăn hợp lý

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C như: cà chua, ớt chuông, rau bina, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, ổi, rau có màu xanh lá, trái cây họ cam quýt… Bên cạnh đó là thực phẩm giàu Vitamin A và kẽm như các loại rau màu lá xanh sẫm, cà rốt, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật, nho, kiwi, các chế phẩm từ bơ sữa. Thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá,các loại đậu đỗ, sữa và các chế phẩm từ sữa… cũng rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe.

Mẹo xử lý vết thương trầy xước - 2

Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, để vết thương nhanh hồi phục.

Ngoài ra, trong thời gian này, bạn cũng nên hạn chế ăn rau muống, trứng, thịt chó, đồ nếp, thịt gà, đồ tanh… để tránh vết trầy xước mưng mủ làm vết thương lâu lành và để lại sẹo. Các chất kích thích và rượu bia cần tránh.

Sử dụng các sản phẩm ngừa sẹo

Để tránh để lại sẹo, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chống sẹo, ưu tiên loại có chiết xuất nguồn gốc thiên nhiên như gel nghệ Decumar New.

Decumar New gồm nano curcumin – một loại chất chống oxy hóa chiết xuất từ cây nghệ vàng, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh, hỗ trợ tăng sinh tái tạo tế bào và phục hồi tổn thương trên da. Curcumin còn có khả năng tăng cường đào thải melanin – sắc tố khiến da sậm màu, từ đó mà làm mờ các vết thâm sẹo.

Sản phẩm còn tích hợp chiết xuất hành tây đỏ có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tế bào đang bị tổn thương, kích thích sự hình thành collagen một cách có kiểm soát, tăng tính đàn hồi cho da, ngăn ngừa và đẩy lùi thâm sẹo hiệu quả. Vitamin E và lô hội giúp khôi phục cấu trúc da, dưỡng ẩm cho da từ sâu bên trong, chống oxy hóa và làm chậm các dấu hiệu lão hóa trên da, hỗ trợ làm da sáng màu hơn, ngăn ngừa thâm sẹo. Decumar New còn chứa chiết xuất lá chanh sim kiểm soát bã nhờn, giảm sưng nóng, mẩn đỏ.

Nhà sản xuất lưu ý, chỉ sử dụng Decumar New với vùng da bị trầy xước đã liền miệng và tuyệt đối không dùng với vết thương hở.

Mẹo xử lý vết thương trầy xước - 4

Gel nghệ Decumar New chứa các chiết xuất giúp làm mờ sẹo.

Để có thể hạn chế những tổn thương trên vùng da khiến vùng da bị trầy xước lâu lành và để lại sẹo bạn nên lưu ý không nên sử dụng oxy già, cồn để rửa trực tiếp vào vết trầy xước thường xuyên, chỉ sát trùng khi thực sự cần như khi thay băng hoặc nếu vết thương có mủ. Khi sử dụng kem chống thâm sẹo bạn chỉ nên bôi khi vùng da bị trầy xước đã lên da non đồng thời, hạn chế tác động mạnh vào vết trầy xước, không gãi, cạy vảy khi vết thương đang ngứa và lên da non.

Nếu vết trầy xước bị sưng phù, hoặc quá hai tuần mà chưa lành, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có giải pháp khắc phục

Decumar New được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, xem điểm bán tại đây.

Để được tư vấn về sản phẩm gọi 1800 8179 (miễn cước)

Webiste: decumar.vn

Đơn vị tiếp thị & phân phối: Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI

Địa chỉ: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

(Nguồn: Decumar)

The post Cách chăm sóc, ngừa sẹo khi da bị trầy xước appeared first on Việt Nam New - Tin tức nóng hổi trong nước và ngoài nước.



từ Cách chăm sóc, ngừa sẹo khi da bị trầy xước https://ift.tt/2KR9Q5E
via VnNew - Tạp chí tin tức Việt Nam hay Nhất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét